Tin tức

Tại sao vẫn khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VNM ?

Thị Trường Cổ Phiếu

07:55 07/07/2022

Mã cổ phiếu VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam giảm khoảng 13% so với giá giao dịch đầu năm và 20% so với cùng kỳ năm trước, vẫn được đánh giá là nhóm cổ phiếu tốt và ổn định, được khuyến nghị nắm giữ đối với các nhà đầu tư.

Từng mệnh danh là "cổ phiếu vua" khi Vinamilk duy trì trả cổ tức cao nhưng vẫn giữ đà tăng giá nhiều năm liên tiếp, lần đầu tiên VNM rơi khỏi top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường. Những biến động trên thị trường của VNM khiến nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi: "Điều gì đang xảy ra với cổ phiếu từng được xếp hạng cao nhất trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam?".

VNM từng là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài săn đón. Các quỹ đầu tư khi vào Việt Nam đều đặt ra câu hỏi, làm thế nào để mua được cổ phiếu này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhóm cổ phiếu BĐS, sắt thép, dầu khí, phân bón,… nổi lên nhờ thu hút vào dòng tiền "đánh nhanh thắng nhanh". Nhóm đầu tư F0, chưa có kinh nghiệm lại thích những cổ phiếu có thị giá thấp, nhằm giảm rủi ro khi thị trường điều chỉnh.

Doanh thu tăng trưởng đạt kỷ lục nhưng vẫn chịu áp lực về lợi nhuận

Khác với diễn biến ở thị trường chứng khoán, báo cáo thường niên được Vinamilk công bố cho thấy, công ty sữa hàng đầu Việt Nam vẫn duy trì được tình hình kinh doanh khả quan. Tổng doanh cả năm lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ, tăng lên 10.000 tỷ đồng chỉ sau 5 năm.

Tổng doanh thu trong 5 năm của Vinamilk.

Phần lớn doanh thu từ thị trường là tiêu thụ nội địa qua kênh hiện đại (tăng 2 chữ số). Ngoài các đối tác phân phối mở rộng điểm bán, chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt của tập đoàn Vinamilk đã mở mới 120 cửa hàng trong năm 2021 và nâng tổng số cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần 600 cửa hàng. Kênh trực tuyến cũng đã ghi nhận doanh thu tăng lên gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Thương hiệu sữa nhiều gia đình lựa chọn.

Chiếm tỷ trọng hơi khiêm tốn, nhưng doanh thu xuất khẩu của Vinamilk cũng có tốc tăng trưởng đáng kể, ở mức 10,2% so với cùng kỳ. Đơn vị đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình cho liên doanh Philippines, nâng tổng số thị trường xuất khẩu lên 57.

Vượt qua khó trong bối cảnh dịch bệnh, Vinamilk vẫn đạt doanh thu xuất khẩu khả quan trong năm 2021 và mở thêm 2 thị trường mới.

Tuy nhiên, lợi nhuận của Vinamilk mang về cho cổ đông lại giảm, điều này không khó hiểu khi giá của nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển liên tục tăng cao.

Triển vọng phục hồi trong năm 2022

Với vị thế thống lĩnh thị trường sữa tại Việt Nam khi chiếm thị phần hơn 55%, nhiều chuyên gia cho rằng Vinamilk gần như không còn dư địa để tăng trưởng.

Trong ngắn hạn, Vinamilk đã chốt gần đủ nguyên liệu cho sản xuất và dự kiến sẽ tăng giá bán sản phẩm không quá 5%. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận của công ty sẽ cải thiện nhờ vào việc tăng giá thành sản phẩm trong khi giá sữa nguyên liệu nhập khẩu vẫn nằm ở mức tương ứng.

Siêu dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên sẽ đặt nền móng cho sự tăng trưởng của Vinamilk trong những năm tới.

Ngoài ngành sữa, dự án chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam có tổng mức đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, dự kiến mang về thêm 2.000 tỷ đồng cho Vinamilk từ năm 2023. Đây là mảng được VCBS đánh giá là rất tiềm năng nhất để đóng góp cho tăng trưởng của VNM. Với tốc độ tăng trưởng hai con số, sau khi hoạt động chính thức dự kiến vào năm 2023-2024.

Kế hoạch tăng trưởng của Vinamilk cho năm 2022 và 2026.

Đặt ra mục tiêu khá thận trọng trong bối cảnh có nhiều thách thức, nhưng với kết quả hoạt động của Vinamilk đã thể hiện trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh, nhà đầu tư đang trông chờ sự phục hồi của "ông vua" trong ngành cổ phiếu.

(Nguổn tổng hợp - cophieubatdongsan.com chỉnh sửa)

Tags:
Không có tag
Tin tức mới nhất