Tin tức
Tin tức
Dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 nhưng thị trường chứng khoán tại Việt Nam năm 2021 đã chứng kiến được sự tăng trưởng ngoạn mục, vượt ngoài mong đợi ở nhiều khía cạnh. Thị trường chứng khoán đã thể hiện rõ vai trò nổi bật và là kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ, doanh nghiệp cũng như là kênh đầu tư hấp dẫn với công chúng. Năm 2022 triển vọng kinh tế tươi sáng sẽ mang lại cho thị trường chứng khoán tích cực hơn. Trong các lĩnh vực được hưởng lợi trong năm 2022, nhà đầu tư đặc biệt đánh giá cao về triển vọng của cổ phiếu bất động sản.
Theo các chuyên gia thì thị trường BĐS năm 2021 đã đi qua với nhiều gam màu tối do các tác động xấu của Covid-19. Hiện nay, thị trường BĐS đang có dấu hiệu phục hồi, đây sẽ là một tín hiệu đáng mừng với các nhà đầu tư. Sự “thăng hoa” này là do sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào các dự án BĐS đang hoặc sẽ triển khai trong tương lai. Tuy nhiên, điều này sẽ không phải không có những rủi ro cho nhà đầu tư.
Thị trường sẽ phục hồi diện rộng để giúp thúc đẩy ngành BĐS vào năm tới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng lên 4,9% so với cùng kỳ trong năm 2022. Đây là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có nhiều dư địa để có thể tận dụng cơ hội khi sức mua toàn cầu phục hồi với khả năng GDP tăng lên 7,5% vào năm 2022.
Lãi suất vay mua nhà sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp để giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Trong 9 tháng đầu năm 2021, lãi suất mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2 đến 9,5%/năm, mức thấp nhất trong 10 năm. VNDirect vẫn duy trì quan điểm lãi suất cho vay mua nhà và sẽ được duy trì ở mức thấp, ít nhất đến cuối quý 2-2022, từ đó sẽ hỗ trợ về kích cầu bất động sản.
Cơ sở hạ tầng ưu tiên đẩy mạnh phát triển là động lực thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng trong tương lai. Kể từ tháng 10 năm 2021, đầu tư công đã dần phục hồi và ổn định. Chính phủ đã có thể tung thêm nhiều gói kích thích kinh tế để hỗ trợ phục hồi kinh tế, tập trung vào tăng chi tiêu đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở xã hội. Trong dài hạn, đây sẽ là động lực tăng trưởng chính của bất động sản.
Chính phủ dự kiến tung ra các gói hỗ trợ lãi suất quy mô hàng chục ngàn tỷ đồng (tương đương với quy mô tín dụng lan tỏa từ gói này có thể lên đến cả triệu tỷ đồng). Các yếu tố này sẽ tác động đến thị trường bất động sản.
Thị hiếu nhà đầu tư ngày càng đa dạng: Tâm lý của người Việt Nam thích đầu tư vào đất đai, trong khi đó nguồn cung thì ngày càng hạn chế, xu hướng đô thị hóa và dịch chuyển đến ngoại thành trong bối cảnh dịch bệnh là yếu tố kích thích, khiến đất nền vùng ven tăng mạnh.
Tín dụng và đầu tư trái phiếu BĐS được kiểm soát nhưng vẫn còn dư địa phát triển, nhất là BĐS nhà ở, khu công nghiệp… và doanh nghiệp ngày càng đa dạng hóa nguồn vốn.
Trước những tác động của dịch Covid-19 và biến chủng mới, có thể làm giảm lực cầu mua nhà ở, cũng như đầu tư kinh doanh BĐS lâu dài và xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường BĐS từ các ngành kinh tế khác làm tăng lực cầu đầu tư khi ngắn hạn.
Thị trường tài chính và thị trường vốn của Việt Nam hiện nay khác thời gian trước nhiều, đa dạng và mạnh hơn nên doanh nghiệp có thể đa dạng cấu trúc nguồn vốn thay vì phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng như trước kia.
Tính thanh khoản của thị trường BĐS thấp, ở một số phân khúc. Nhiều mã tăng trưởng rất tốt, khối lượng giao dịch nhiều, nhưng một số mã khác lại không tăng trưởng và đi xuống.
Áp lực lạm phát rất lớn (ngay cả các gói kích thích và việc tăng lượng đầu tư công góp phần làm tăng lạm phát) dẫn đến áp lực tăng lãi suất, khi đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của chủ đầu tư (đang và sẽ vay ngân hàng để có phát triển dự án) và các chi phí đầu vào.
Trong năm 2022, với lượng tiền khủng được bơm ra thị trường, các lo ngại về trượt giá, chi phí đầu vào tăng cao, khiến giá BĐS chịu tâm lý leo thang. Diễn biến tăng giá liên tục cho thấy sự tích tụ và dồn dập trong thời gian qua tiềm ẩn nguy cơ giá ảo và bong bóng BĐS có thể phình to.
Dấu hiệu thanh khoản được giảm dần qua các năm: Dù sức mua có sự hồi phục rõ rệt trong mùa cao điểm cuối năm 2021 so với 6 tháng đóng băng phòng dịch, thanh khoản thị trường đang đi xuống so với cùng kỳ cách đây 5 đến 6 năm. Sự sụt giảm sức mua này cho thấy lực cầu thị trường yếu dần và BĐS mất thế độc tôn, đang bị nhiều kênh đầu tư khác chiếm thị phần.
Các luật liên quan đến BĐS đang được sửa đổi bổ sung theo hướng tháo gỡ vướng mắc về vấn đề pháp lý cho thị trường nhưng thời gian chính sách đi vào thực tiễn có độ trễ khá lớn, thường mất 6 đến 9 tháng để quy định mới đi vào cuộc sống. Điều này có thể khiến đà hồi phục của thị trường địa ốc bị chậm lại, lỡ mất cơ hội bắt nhịp với đà tăng trưởng nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng sẽ vượt 1.500 điểm và duy trì được ở mức 1.550, 1.600 điểm cho đến cuối năm. Thị trường chứng khoán là yếu tố có tính kết nối và tác động qua lại với thị trường BĐS. Trong khi đó, Việt Nam đang nỗ lực đưa thị trường chứng khoán lên thành thị trường mới nổi. Đầu tư cổ phiếu BĐS cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Yếu tố quan trọng đối với cổ phiếu doanh nghiệp ngành này vẫn là quỹ đất. Nhà đầu tư nên quan tâm đến các dự án doanh nghiệp đang sở hữu, đồng thời cần chú ý đến pháp lý của các dự án đó. Ngoài ra, cũng cần lưu tâm các yếu tố quan trọng khác như đội ngũ lãnh đạo, chiến lược quản trị công ty,...
Đánh giá sự lựa chọn mã cổ phiếu thực sự tiềm năng, phù hợp với chiến lược đầu tư. Nhà đầu tư cần xem xét thêm nhiều yếu tố, đánh giá về giá trị thực của cổ phiếu, xác định được chiến lược cụ thể và mục tiêu dài hạn để đầu tư cổ phiếu BĐS.
Cân đối về tài chính để phân bổ nguồn lực phù hợp vào các mã tiềm năng. Đa dạng hóa danh mục đầu tư để có thể giảm rủi ro, biến động thị trường và rủi ro cá nhân của các doanh nghiệp.
Tránh tâm lý đổ tiền vào các nhóm BĐS đang mang tính đầu cơ hay còn gọi là đầu tư theo phong trào. Việc đầu tư vào cổ phiếu BĐS bất chấp sức khoẻ của doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh lỗ liên tiếp trong thời gian gần đây sẽ gây rủi ro cho nhà đầu tư. Khi dòng tiền phân hoá, tự động sẽ chuyển qua những mã cổ phiếu có nội tại tốt chứ không đầu tư theo như đám đông hiện nay.
Sang năm 2022, qua đánh giá của giới quan sát thì nhóm cổ phiếu BĐS dù đã tăng ở mức khá cao nhưng vẫn còn nhiều rủi ro rất nhiều. Nhà đầu tư cần đánh giá thị trường cẩn trọng để có thể đầu tư an toàn với mã cổ phiếu BĐS tiềm năng. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có lựa chọn đầu tư cổ phiếu BĐS sinh lời hiệu quả. Hãy theo dõi Cophieubatdongsan.com để có thể cập nhật thêm những tin tức mới nhất về thị trường cho sự lựa chọn sáng suốt nhé.
(Nguổn tổng hợp - cophieubatdongsan.com chỉnh sửa)